[Scanography] Sáng tạo nghệ thuật cùng máy scan

(Sohoatailieufsi) Nhiều người trong chúng ta, chỉ quen sử dụng máy scan để scan tài liệu, film, ảnh hoặc số hóa văn bản, bản đồ … thông thường. Sohoatailieufsi sẽ giới thiệu đến mọi người một ứng dụng khác của máy scan mà chắc chắn mọi người sẽ phải ngạc nhiên và thích thú.

“Scanography” là một trong những trào lưu lạ của giới nhiếp ảnh. Để tạo ảnh, người sử dụng phải đảm bảo tấm kính của máy quét phải sạch vì các hạt bụi nhỏ có thể ảnh hưởng đến nội dung bức hình. Sau đó, họ chỉ cần sắp xếp vật thể tùy theo trí tưởng tượng.



Đặc điểm của Scanography khác với việc chụp ảnh qua một tấm kính ở một số nét chính đó là:
– Chủ thể tiếp xúc trực tiếp với mặt kính trong suốt không màu.
– Các chủ thể ở trạng thái đứng một cách tự nhiên, không gò ép, giống như là đặt vật tự nhiên trên mặt bàn vậy. Một số người chụp hình giọt nước chảy trên mặt kính thì ko gọi là scanography, vì giọt nước nếu đứng trên mặt phẳng nó sẽ ở nguyên 1 chỗ chứ không chảy.
– Không gian chật hẹp là một điều không thể thiếu, do mô tả lại từ việc scan từ máy flatbed nên kích thước máy scan không thể to quá, vậy nên scanography thường có bố cục khá chật hẹp.

Thông thường, để làm được một bức ảnh đẹp với máy scan người dùng cần:
- Người dùng nên ép vật thể bởi độ sâu trường ảnh (DOF) của scanner rất thấp nên khi áp sát vào tấm kính sẽ cho kết quả sắc nét hơn. Họ có thể bỏ qua bước này nếu muốn tạo hiệu ứng mờ, hoặc không muốn vật thể bị hỏng (như hoa, cà chua...) hay sợ mặt kính của scanner bị xước.
- Di chuyển vật thể khi đang quét cũng tạo ra hiệu ứng lạ mắt. Cuối cùng, chọn độ phân giải cao nhất và thực hiện các thao tác giống như quét tài liệu thông thường.

 
Một vài hình ảnh được tạo bởi máy scan

Nhận xét